Bắt giam giám đốc Ngô Quang Thanh vì liên quan Công ty địa ốc Alibaba

Bắt giam giám đốc Ngô Quang Thanh vì liên quan Công ty địa ốc Alibaba

tháng 8 14, 2020
Ông Ngô Quang Thanh đã nhận chuyển khoản 27 tỉ đồng từ công ty con của Công ty CP Địa ốc Alibaba nhưng không xuất hoá đơn, kê khai thuế, sau đó bỏ trốn khi có lệnh khởi tố.

Ngày 14-8, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin đã khởi tố, bắt tạm giam Ngô Quang Thanh - Giám đốc Công ty CP THT Vũng Tàu (45 tuổi, trú xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ) để điều tra về hành vi "trốn thuế."

Đây là công ty ký kết với công ty TNHH Maluna (TP HCM) để thực hiện thi công nhiều công trình của Công ty CP Địa ốc Alibaba. 

Được biết, Công ty Maluna là một trong hàng chục công ty con của Công ty CP địa ốc Alibaba, do bà Võ Thị Thanh Mai (vợ của Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Alibaba) làm giám đốc. Bà Mai cũng là người phụ trách pháp lý của địa ốc Alibaba.

Một dự án tại thị xã Phú Mỹ của Công ty CP địa ốc Alibaba được thi công hạ tầng

Theo điều tra, Công ty CP THT Vũng Tàu đăng ký thành lập tháng 3-2017 với 3 cổ đông, vốn điều lệ 5 tỉ đồng, địa chỉ đăng ký kinh doanh ở ấp 4, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu); lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là thi công các công trình xây dựng. Giám đốc và người đại diện theo pháp luật là Ngô Quang Thanh.

Trong khoảng thời gian từ 2017 đến tháng 12-2018, Ngô Quang Thanh đã ký kết với công ty TNHH Maluna 5 hợp đồng thi công xây dựng các công trình có liên quan đến các dự án của Công ty Alibaba trên địa bàn thị xã Phú Mỹ. Tổng giá trị thi công theo các hợp đồng là 51 tỉ đồng.


Quá trình xác minh xác định, Công ty THT đã được Công ty Maluna thanh toán bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản cá nhân của Thanh với số tiền hơn 27 tỉ đồng. Sau khi nhận được tiền thanh toán từ Công ty Maluna, Công ty THT không xuất hoá đơn, kê khai thuế GTGT mà chỉ khai báo thuế từ quý I/2017 đến quý I/2019 với doanh số hàng hoá dịch vụ mua vào hơn 6 tỉ đồng.

Kết luận giám định của cục thuế Bà Rịa-Vũng Tàu xác định Công ty THT chưa xuất hoá đơn, kê khai thuế GTGT… không hạch toán, ghi chép vào sổ sách kế toán của Công ty THT với số tiền hơn 27 tỉ đồng đã nhận từ Công ty Maluna.

Cơ quan điều tra xác định, Công ty THT đã có hành vi trốn thuế theo quy định tại khoản 3, điều 108 Luật quản lý thuế, với số tiền thiệt hại về thuế là hơn 1,8 tỉ đồng.

Tháng 7-2020, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Ngô Quang Thanh. Quá trình này, ông Ngô Quang Thanh đã bỏ đi khỏi nơi cư trú và mới đây, cơ quan điều tra đã bắt được nghi can này khi đang ở Hà Nam. https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/
Samsung tận dụng tâm lý tẩy chay hàng Trung Quốc ở Ấn Độ

Samsung tận dụng tâm lý tẩy chay hàng Trung Quốc ở Ấn Độ

tháng 8 14, 2020
Samsung đang khai thác tâm lý tẩy chay hàng Trung Quốc ở Ấn Độ để giành lại thị phần đã rơi vào tay các đối thủ Trung Quốc như Tập đoàn Xiaomi, theo Reuters ngày 3.8.

Bên ngoài nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung tại thị trấn Noida, Ấn Độ

Ở thị trường Ấn Độ, Samsung đã bước đầu có được chỗ đứng. Làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc ở Ấn Độ sau cuộc đụng độ ở khu vực Ladakh trên biên giới Ấn - Trung vào tháng 6 dự kiến sẽ mang đến cho Samsung bước tiến đầy triển vọng.

Theo công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Counterpoint Research, Samsung đã nhảy lên vị trí thứ 2 với 26% thị phần tại thị trường Ấn Độ trong quý 2.2020 sau Xiaomi (chiếm 29% thị phần). Quý trước đó, Samsung chỉ chiếm 16% thị phần. Chuỗi cung ứng đa dạng và tại chỗ đã giúp tập đoàn Hàn Quốc này tránh được sự trì hoãn sản xuất như các đối thủ Trung Quốc phải hứng chịu trong đại dịch Covid-19.

Từng nắm giữ vị trí dẫn đầu tại thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới, Samsung đã đánh mất nhiều khách hàng Ấn Độ vào tay các hãng công nghệ Trung Quốc trong 3 năm qua. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn chiếm 7,5 tỉ USD trong doanh số bán lẻ hàng năm của Samsung, theo Counterpoint.

Samsung đã xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới tại vùng ngoại ô thủ đô New Delhi. Trong tháng 5, Samsung đã hợp tác với Facebook đào tạo khoảng 200.000 cửa hàng bán lẻ điện thoại sử dụng mạng xã hội để bán hàng và tiếp thị. Ngoài ra, Samsung còn đưa ra kế hoạch bán trả góp và các chương trình ưu đãi cho khách hàng, theo Reuters.

Dù bị Mỹ cấm vận, Huawei vượt Samsung chiếm vị trí nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới

Kể từ tháng 6, Samsung đã ra mắt 7 dòng điện thoại mới, 3 trong số đó có giá dưới 10.000 rupee (khoảng 3 triệu đồng), bao gồm cả loại điện thoại rẻ nhất với mức giá 75 USD (khoảng 1,7 triệu đồng).

Ông Ganesh Salvi ở thị trấn Satara (bang Maharashtra) cho biết đã mua một chiếc điện thoại Trung Quốc cho đứa con trai 16 tuổi, dù ông không thích dùng hàng Trung Quốc. “Tôi tin rằng điện thoại Samsung bền hơn hàng Trung Quốc, và tôi sẽ thích hơn nếu Samsung có nhiều loại điện thoại có giá dưới 10.000 rupee”, ông Salvi nói. https://dautusieuloinhuan29.com/cong-ty-bat-dong-san-nhat-nam
Donald Trump ra tối hậu thư, sức mạnh Mỹ chứng tỏ uy lực

Donald Trump ra tối hậu thư, sức mạnh Mỹ chứng tỏ uy lực

tháng 8 05, 2020
Doanh nghiệp công nghệ của Mỹ tiếp tục thể hiện sức mạnh với việc chỉ số chứng khoán Nasdaq Composite lập đỉnh cao mọi thời đại mới. Ông Donald Trump ra tối hậu thư cho TikTok và tuyên bố sẽ thu một khoản tiền lớn từ giao dịch.

Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ bùng nổ với chỉ số công nghệ tiếp tục bứt phá lập đỉnh cao mọi thời đại mới.

Kết thúc phiên giao dịch 3/8 (rạng sáng 4/8 giờ Việt Nam), chỉ số công nghệ Nasdaq Composite của Mỹ đã tăng gần 1,5% lên trên 10,9 nghìn điểm. Đây là mức cao kỷ lục mới của chỉ số này. Nasdaq Composite đã tăng tổng cộng hơn 36% trong vòng 1 năm qua.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones cũng tăng gần 240 điểm lên 26.664 điểm, trong khi đó chỉ số chứng khoán tầm rộng S&P 500 tăng thêm 0,72% và chỉ con cách đỉnh kỷ lục 3%.

Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong bối cảnh phần lớn các cổ phiếu công nghệ bứt phá đi lên khi mà giới đầu tư kỳ vọng vào kết quả kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp này bất chấp đại dịch Covid-19 và sức mạnh áp đảo so với các đối thủ khác trên thế giới, nhất là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc.
Chứng khoán Mỹ lên đỉnh cao lịch sử trong đêm qua 3/8 (giờ Việt Nam).

Trong một diễn biến mới, doanh nghiệp sở hữu ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng TikTok của Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn sau khi chính quyền ông Donald Trump gây áp lực tối đa với các hoạt động của công ty này tại Mỹ.

Ông Donald Trump đã ra tối hậu thư cho TikTok 45 ngày để công ty mẹ Bytedance bán mảng hoạt động tại Mỹ cho Microsoft hoặc một doanh nghiệp Mỹ nếu không muốn bị đóng cửa. Không những thế, trong một tuyên bố mới nhất được Bloomberg trích dẫn, ông Trump cho biết các bên tham gia thương vụ mua bán trên phải trả “một số tiền đáng kể” từ thương vụ này.

Theo đó, Bộ Tài chính Mỹ sẽ nhận số tiền này bởi cơ quan này đã giúp điều phối cho việc mua lại, vì “chúng tôi làm cho thỏa thuận này có thể xảy ra". Như vậy, tuyên bố của ông Trump trong cuộc họp báo đêm qua cũng đã xác thực thông tin mà Reuters đăng tải hôm 2/8, cho rằng Tổng thống Mỹ đã đồng ý cho công ty ByteDance của Trung Quốc 45 ngày để đàm phán bán ứng dụng video ngắn phổ biến TikTok tại Mỹ cho Microsoft.

Chính quyền ông Trump lý giải TikTok có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ vì việc thu thập các thông tin liên quan đến dữ liệu cá nhân liên quan tới hàng trăm triệu người dùng Mỹ và khoảng 2 tỷ người trên thế giới đã download ứng dụng TikTok.

Động thái mới của ông Trump báo hiệu một làn sóng doanh nghiệp công nghệ Mỹ thâu tóm mua lại các tài sản internet của Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng và chưa có tín hiệu suy giảm. Đối tượng bị ảnh hưởng có thể kế đến như ông lớn công nghệ Tencent với ứng dụng WeChat.

Ông Donald Trump gây áp lực lên các doanh nghiệp Trung Quốc.

Nước Mỹ không còn nhượng bộ

Trong một tuyên bố gần đây trên Bloomberg, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo cho biết, Nhà Trắng sẽ thông báo thêm nhiều biện pháp siết chặt quản lý với các công ty phần mềm Trung Quốc tiềm ẩn rủi ro gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia.https://dautusieuloinhuan29.com/50-trieu-dau-tu-gi/

Những quyết định của chính quyền ông Trump cũng dễ hiểu trong bối cảnh trong nhiều năm qua hàng loạt thương lớn của Mỹ bị cấm, chặn tại quốc gia đông dân nhất thế giới như: Facebook, Google, Twitter, Instagram, Snapchat, Pinterest, Wikipedia, Dropbox, Reddit...

Đêm qua (giờ Việt Nam), cổ phiếu công nghệ Microsoft đã tăng hơn 5% sau khi xác nhận về việc đàm phán mua lại TikTok ở Mỹ. Cổ phiếu Apple và Netflix tăng lần lượt 2,5% và 2%.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm còn nhờ những tín hiệu tích cực từ hoạt động thử nghiệm vaccine và phương pháp điều trị bệnh nhân Covid-19. Theo đó, công ty Eli Lilly tuyên bố bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 của LY-CoV555. Đây là một phương pháp điều trị bằng kháng thể virus SARS-CoV-2, có thể ngăn chặn virus lây lan.

Gần đây, một số công ty Mỹ ghi nhận kết quả tích cực trong việc thử nghiệm vaccine phòng Covid-19. Nếu thành công, nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ hồi phục nhanh trở lại cùng với hàng loạt các chính sách kích thích của chính quyền ông Trump và Fed.

Ông Trump ra tối hậu thư cho TikTok và muốn thu tiền từ giao dịch Microsoft mua lại ứng dụng này.


Giới đầu tư cũng hào hứng với thông tin tích cực về nền kinh tế và doanh nghiệp Mỹ. Số liệu cho thấy chỉ số quản lý mua hàng (PMI) ngành sản xuất tăng vượt dự báo lên mức 54,2 điểm trong tháng 7.

Trên Bloomberg, số liệu từ FactSet cho thấy, 84% các công ty thuộc S&P 500 công bố kết quả kinh doanh vượt dự báo._khởi nghiệp kinh doanh với 50 triệu đồng

Giới đầu tư kỳ vọng vào hoạt động của các doanh nghiệp Mỹ còn do sự kỳ vọng vào chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Trong cuộc họp gần nhất, Fed đã duy trì các chính sách đã áp dụng trong thời kỳ Đại suy thoái, giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục sát 0% và sẽ duy trì các biện pháp kích thích, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng lịch sử cho đến khi họ tin rằng nền kinh tế “vượt qua” cơn khủng hoảng.

Hiện giới đầu tư Mỹ chuyển sự chú ý sang các cuộc thảo luận về gói kích thích mùa dịch Covid-19 tiếp tục. Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ vẫn đang bế tắc về một số vấn đề trong dự luật cứu trợ mùa dịch Covid-19 tiếp theo.

Mâu thuẫn chính nằm ở chỗ chính quyền ông Trump ủng hộ giảm mức hỗ trợ liên bang xuống còn 200 USD/tuần, trong khi Đảng Dân chủ kêu gọi giữ nó ở mức 600 USD/tuần.

Chiến dịch truyền thông “Về nhà ăn Tết” của Le Bros đạt giải Best content & Storytelling

Chiến dịch truyền thông “Về nhà ăn Tết” của Le Bros đạt giải Best content & Storytelling

tháng 8 03, 2020

Công ty Le & Brothers (Le Bros) thuộc tập đoàn truyền thông Lê được danh dự xướng tên với giải thưởng Best Content & Storytelling (giải thưởng Nội dung xuất sắc) tại đêm trao giải Truyền thông & Quan hệ công chúng toàn quốc do PR Newswire tổ chức.

Sự kiện trao giải diễn ra vào hôm 23/7/2020 nhằm vinh danh các chiến dịch truyền thông xuất sắc trong năm và ghi nhận những đơn vị tiên phong trong ngành quan hệ công chúng đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Cùng tham gia đề cử với Le Bros, có gần 50 bài dự thi cho 9 hạng mục giải thưởng, trải dài trên các lĩnh vực truyền thông, từ chiến dịch trách nhiệm xã hội của công ty, quan hệ công chúng cho đến nội dung và kể chuyện. Dưới sự đánh giá của một hội đồng độc lập gồm các nhà lãnh đạo uy tín và các chuyên gia truyền thông cấp cao trong ngành, Le Bros vinh dự dành chiến thắng ở Giải thưởng Nội dung thông qua chiến dịch “Về nhà ăn Tết 2020” thực hiện cho thương hiệu Bia Saigon (SABECO). Giải thưởng vinh danh chiến dịch truyền thông có nội dung và thông điệp sâu sắc, chất lượng, giàu sự thấu hiểu và tính kết nối với đối tượng mục tiêu; nội dung hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của giới báo chí cũng như nhóm đối tượng mục tiêu.


Với “Về nhà ăn Tết”, Le Bros là đơn vị tư vấn chiến lược và sáng tạo, thực hiện nội dung trên các kênh truyền thông tích hợp trong liên tiếp hai mùa Tết 2019 và 2020. Chương trình tôn vinh những người lao động có ý chí vươn lên trong cuộc sống và mang đến cho họ niềm vui đoàn viên cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên đán bằng chiếc vé máy bay, vé xe về nhà ăn Tết. Hơn 1000 video “cá nhân hóa” tham gia hoạt động online, lượng thảo luận và tương tác lọt top 4 chiến dịch ngành hàng Bia và top 7 toàn thị trường dịp Tết chính là minh chứng cho hiệu quả nổi bật về nội dung và nghệ thuật storytelling mà “Về nhà ăn tết” đã đạt được.

Ý tưởng chiến dịch xuất phát từ đặc điểm tính cách của người Việt ít khi tự nhận mình thành công hay vỗ ngực tự xưng tên, nhưng lại dễ nhìn nhận thành quả của người khác hơn. “Về nhà ăn Tết” tạo cơ hội để những “chiến hữu” của người lao động (người thân, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên) bày tỏ lời khen, gửi tặng bài ca chúc mừng và tặng người lao động một món quà ý nghĩa – tấm vé về nhà ăn Tết.

Để khuyến khích mọi người cùng chung tay lan toả tinh thần gắn kết, nhiều hoạt động truyền thông online và offline đã được triển khai. Ngoài MV “Đường đến ngày vinh quang” phiên bản remake với sự biến tấu ca từ trong đoạn kết mới mẻ, phù hợp với đối tượng mục tiêu, “Bản hùng ca về nhà” cũng là một hoạt động đặc biệt đáng chú ý. Người tham gia có thể tự tạo video trên nền nhạc “Đường đến ngày vinh quang” với lời hát “cá nhân hóa”, có nhắc đến tên của người thân, bạn bè, đồng nghiệp mà mình muốn đề cử nhận tấm vé về nhà ăn Tết, sau đó chia sẻ lên facebook cá nhân, kèm nội dung chia sẻ câu chuyện thành công của người ấy. 


Ngoài ra, Le Bros cộng tác cùng hơn 20 KOLs và những người ảnh hưởng là các nhà báo, content writer, doanh nhân và các thành viên ban nhạc Bức Tường, các hot fanpage địa phương để chia sẻ những câu chuyện thật, có giá trị đến cộng đồng. Xuyên suốt gần 2 tháng thực hiện, thông tin về chương trình được chia sẻ rộng rãi trên các kênh báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình uy tín toàn quốc và của địa phương.

PR Newswire – đơn vị tổ chức Giải thưởng là một công ty của tập đoàn Cision có trụ sở tại Mỹ, nhà cung cấp hàng đầu thế giới về phát hành, phân phối tin tức cũng như phần mềm và dịch vụ liên quan đến truyền thông với hơn 300.000 cơ quan truyền thông tại hơn 170 quốc gia và hơn 40 ngôn ngữ. Giải thưởng này thu hút sự tham gia của các tổ chức và cơ quan từ các ngành công nghiệp khác nhau từ hàng không, công nghệ, thời trang, đến thực phẩm và đồ uống. Hội đồng Giám khảo của Giải thưởng quốc gia về Truyền thông và Quan hệ công chúng 2020 bao gồm: bà Hoàng Thị Mai Hương, Giám đốc điều hành, Publicis Groupe Việt Nam; ông Bobby McGill, Nhà sáng lập và Tổng biên tập Branding in Asia; ông Nguyễn Quốc Bảo, đại diện Hiệp hội Những nhà làm nghề quan hệ công chúng ASEAN tại Việt Nam; bà Tara Munis, Giám đốc điều hành, Hiệp hội Truyền thông và Quan hệ Công chúng (Đông Nam Á), và ông Royce Shih, Phó Chủ tịch Phòng Sales and Marketing khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Tập đoàn truyền thông báo chí quốc tế PR Newswire. https://nhatnamgroup.asia/
Đà Nẵng bắt đầu triển khai xét nghiệm trên diện rộng

Đà Nẵng bắt đầu triển khai xét nghiệm trên diện rộng

tháng 7 26, 2020
TTO - Sáng 26-7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) đã triển khai đồng loạt nhiều hoạt động phòng chống COVID-19. Trong đó lần đầu triển khai xét nghiệm trên diện rộng bằng các bộ test nhanh, trước tiên tại Bệnh viện Đà Nẵng.




Trong lần đầu triển khai xét nghiệm COVID trên diện rộng bằng các bộ test nhanh, việc xét nghiệm sẽ áp dụng đối với các nhân viên y tế Bệnh viện Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Bộ Y tế đã hỗ trợ Đà Nẵng 10.000 bộ test thử do Việt Nam sản xuất, được thực hiện theo phương pháp xét nghiệm tìm kháng thể bằng kỹ thuật Elisa.


Theo CDC Đà Nẵng, đơn vị này đang đẩy mạnh điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR đối với các trường hợp tiếp xúc gần, nguy cơ cao đối với hai bệnh nhân đã công bố nhiễm.

Về phương pháp xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR, CDC Đà Nẵng đã được Bộ Y tế cho phép triển khai kỹ thuật này từ ngày 6-3.


Bộ Y tế đã cử 3 đội công tác đặc biệt vào Đà Nẵng, đồng thời hỗ trợ địa phương 10.000 bộ test để xét nghiệm kháng thể bằng phương pháp Elisa giúp Đà Nẵng có điều kiện xét nghiệm trên diện rộng.

Trước mắt Đoàn cán bộ Bộ Y tế và CDC Đà Nẵng sẽ thực hiện xét nghiệm kháng thể đối với khoảng 2.200 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đà Nẵng, nơi vừa cách ly y tế vào lúc chiều nay 26-7.

Bệnh viện Đà Nẵng, nơi vừa cách ly chiều nay - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Sau đó, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục triển khai phương pháp này tại Bệnh viện C Đà Nẵng, các khu du lịch có người nước ngoài lưu trú, nơi cư trú, sinh hoạt của bệnh nhân 416 và 418.

Ngày 25-7, PGS.TS Trần Như Dương - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho biết phương pháp kiểm tra kháng thể bằng kỹ thuật Elisa ít tốn kém hơn phương pháp RT-PCR nhưng cũng rất hiệu quả.https://nhatnamgroup.asia/

Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu của những người nghi ngờ có tiếp xúc, có biểu hiện bất thường về sức khỏe để kiểm tra kháng thể được tạo ra đối với virus đó. Có thể căn cứ vào kháng thể để xác định bệnh nhân đã nhiễm bệnh hoặc từng nhiễm bệnh...
Còn lâu mới đến Trung thu mà Bánh trung thu mini giá hơn 2.000 đồng/chiếc đã tràn ngập chợ mạng

Còn lâu mới đến Trung thu mà Bánh trung thu mini giá hơn 2.000 đồng/chiếc đã tràn ngập chợ mạng

tháng 7 26, 2020
Bánh trung thu mini được quảng cáo là hàng nội địa đang được rao tràn lan trên mạng xã hội với mức giá hơn 2.000 đồng/chiếc với nhiều hương vị khác nhau.

Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng trên các trang mạng xã hội hoạt động mua bán bánh trung thu diễn ra khá sôi động. Đủ các loại bánh trung thu, từ bánh tự làm (handmade) đến bánh nhập khẩu được rao bán. Trong đó, mặt hàng bánh trung thu mini giá "siêu rẻ" chỉ 2.800-4.500 đồng/chiếc đang được nhiều người mua bán. Dòng bánh trung thu giá siêu rẻ này được quảng cáo là có xuất xứ từ Đài Loan gồm các vị cam, dâu, dưa lưới, dâu tây, xoài, đậu đỏ...
Bánh trung thu mini bán giá rẻ.

Liên hệ với một chủ tài khoản bán bánh trên mạng, chị này cho chúng tôi biết đặt hàng loại bánh trung thu mini ở xưởng bên Trung Quốc. Loại bánh này nặng khoảng 40gr, lớp vỏ bánh mềm và thơm ngon, nhân bên trong ngọt ngọt thanh thanh, không ngọt đậm như bánh trung thu của Việt Nam. Bánh trung thu Đài Loan có nhiều vị và hạn sử dụng trong 3 tháng. Khách muốn mua phải đặt trước và chờ hàng về từ 3-7 ngày, số lượng càng nhiều thì giá càng rẻ.https://nudoanhnhanruby.com/dau-tu-bds-nhat-nam/


Chị Hương, chủ cửa hàng chuyên bán đồ ăn vặt online chia sẻ, bánh trung thu này mới về được khoảng nửa tháng nay, nếu mua lẻ giá bán 4.500 đồng một cái, còn mua theo hộp thì ưu đãi hơn. Chẳng hạn, khách mua 1 hộp sẽ có giá 300.000 đồng bao gồm 100 cái. Còn mua trên 100 hộp, giá sỉ chỉ khoảng 2.400 đồng một cái.

Mặc dù được người bán hàng quảng cáo rất hoa mĩ, thế nhưng khi mua về, nhiều người không khỏi ái ngại vì chất lượng của loại bánh này.


Từng sử dụng qua sản phẩm, chị Vy (Tây Hồ, Hà Nội) tâm sự, "Mình thấy rẻ quá nên mua thử 3 chiếc. Khi cắt bánh ra nếm thử cũng không thấy ngon như quảng cáo. Nhân đậu xanh ăn không thấy mùi đậu".

Trong khi đó, chị Mai (nhân viên văn phòng tại Thanh Xuân) cũng cho biết dù được bạn bè cùng công ty mua và mời nếm thử nhưng chị thực sự không dám động đến miếng bánh này. "Vấn đề thực phẩm bẩn, sạch bây giờ khá lẫn lộn. Bắt mắt chưa chắc đã an toàn nhưng dù sao cũng không nên liều mình ăn bánh quá rẻ".
Giá thịt lợn chi phối kịch bản lạm phát năm 2020

Giá thịt lợn chi phối kịch bản lạm phát năm 2020

tháng 7 23, 2020
Các chuyên gia cho rằng, nếu kiểm soát tốt, giá thịt lợn không có biến động lớn thì sẽ không kích lạm phát lên quá mức 4%.

Do mới qua dịch tả lợn châu Phi tâm lý người dân còn e ngại nên tái đàn rất ít, cung - cầu mất cân đối. Người nuôi lợn lúc này thu được lợi nhuận cao nhưng cũng phải thận trọng, bởi vì lợi nhuận cao sẽ lại tái đà
Nghị định 83 bên cạnh những mặt tích cực hiện vẫn đang tồn tại những bất cập, trong đó bất cập lớn nhất là về thuế.

Giá thịt lợn “làm khó” CPI

Nhìn lại chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng đầu năm cho thấy, sau khi tháng 1 tăng theo quy luật hàng năm do trùng vào dịp lễ, tết, các tháng 2, 3, 4, 5, CPI đều giảm, đến tháng 6 CPI tăng 0,66%. Đây là mức tăng cao nhất trong cùng kỳ giai đoạn 2016 - 2020. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2020 tăng 4,19% so với cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Xuân Định, Trưởng phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), mặt bằng giá cả thị trường 6 tháng đầu năm 2020 có diễn biến tăng giảm đan xen, chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các yếu tố cung cầu thay đổi trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

“Giá xăng dầu trong nước có xu hướng tăng trở lại theo diễn biến của giá thế giới sau khi đã giảm sâu trong quý I. Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu đối với mặt hàng gạo trên thế giới tăng nên đã tác động làm tăng giá gạo phục vụ xuất khẩu; đồng thời nhu cầu về một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu vẫn ở mức cao. Ngoài ra, thời tiết nắng nóng khiến nhu cầu tiêu dùng điện, nước của người dân tăng cao làm tăng đơn giá bình quân theo mức tiêu thụ lũy tiến”, ông Định phân tích.


Giá thịt lợn tăng "phi mã" thời gian qua đã "làm khó" cho CPI năm 2020

Đặc biệt, theo nhận định của đại diện Cục Quản lý giá, thời gian qua, giá thịt lợn đang “làm khó” cho CPI. Dẫn chứng là giá các mặt hàng thực phẩm tăng 14,28% so với cùng kỳ năm trước (làm CPI chung tăng 3,23%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 68,2% (làm CPI chung tăng 2,86%).


Giá thịt lợn tăng cao chủ yếu là do thiếu hụt nguồn cung. Hiện nay, nguồn cung thịt lợn đang được bổ sung từ hoạt động chăn nuôi, tái đàn, nhập khẩu, dần đáp ứng trong thời điểm cuối quý III, đầu quý IV/2020. Trong các tháng tiếp theo, theo nhận định của Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá, giá thịt lợn nhiều khả năng sẽ không có biến động lớn so với hiện nay và có thể xu hướng giảm dần trong quý IV/2020.

Còn theo ThS. Hoàng Thị Vân, Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, mặc dù cả 3 giải pháp trước mắt và lâu dài như tái đàn, tăng nguồn thịt lợn đông lạnh và nhập lợn sống đều đang được triển khai mạnh mẽ nhưng tình hình giá thịt lợn chưa được cải thiện nhiều và dấu hiện giảm giá chưa rõ ràng. Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi vẫn còn diễn biến phức tạp. Một số tỉnh mặc dù đã công bố hết dịch nhưng sau đó dịch bệnh tái bùng phát trở lại do công tác kiểm soát dịch bệnh chưa chặt chẽ.

“Tại nhiều địa phương, do lo sợ về dịch bệnh nên nhiều hộ chăn nuôi không thực hiện tái đàn. Việc này khiến cho nguồn cung thịt lợn vào cuối năm 2020 sẽ bị ảnh hưởng và giá lợn hơi sẽ khó giảm sâu trong nửa cuối năm nay. Trong thời gian ngắn, giá thịt lợn khó xuống thấp do phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh và lượng thịt nhập khẩu”, ThS. Hoàng Thị Vân dự báo.


Tránh lạm phát kỳ vọng hay độ trễ của lạm phát

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, PGS. TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, áp lực lạm phát là có nhưng có thể vượt qua, đặc biệt khi các cơ quan điều hành chính sách đều khá thận trọng và chú trọng kiểm soát lạm phát, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% là có thể đạt được.

Theo PGS. TS. Ngô Trí Long, công tác quản lý giá, bình ổn giá cần tiếp tục tăng cường nhằm kiểm soát lạm phát, bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Để có thể chủ động điều hành giá cả, kiểm soát lạm phát ở mục tiêu mà Quốc hội đặt ra, mà Chính phủ đã yêu cầu “kiên định”, thì yêu cầu đặt ra cho công tác điều hành giá là kết hợp đồng bộ, hiệu quả, kịp thời các biện pháp vĩ mô, tài khóa, tiền tệ và các công cụ vi mô, điều hành các mặt hàng cụ thể, nhất là xăng dầu, thịt lợn, các mặt hàng thiết yếu như y tế, giáo dục, lương thực, thực phẩm.



PGS. TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính)

“Điều hành giá phải bám sát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra “độ trễ” của lạm phát trong những năm sau. Đồng thời, định hướng điều hành lạm phát là bám sát quy luật cung cầu của thị trường, không áp đặt thủ tục hành chính”, PGS. TS. Ngô Trí Long nhấn mạnh.


Còn theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, để có thể giữ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng giá bình quân ở mức dưới 4% trong năm 2020 như chỉ tiêu của Quốc hội là một mục tiêu cực kỳ khó khăn. Và để làm điều đó, cần thực hiện tốt công tác chống dịch bệnh để Covid-19 không bùng phát trở lại – đây là tiền đề tốt cho ổn định sản xuất, ổn định thị trường, bình ổn giá cả các mặt hàng. Đồng thời tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, tạo nền tảng cho phục hồi và phát triển bền vững của nền kinh tế.

“Tăng trưởng kinh tế sẽ là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc giữ ổn định nền kinh tế, giúp tránh được tâm lý hoài nghi của các DN và các tầng lớp dân cư, tránh tình trạng “lạm phát do tâm lý”, PGS.Thịnh nêu ý kiến.


Việc kiểm soát lạm phát dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra là có thể thực hiện được, tuy nhiên, năm nay công tác điều hành giá khó khăn hơn nhiều. Để đạt được mục tiêu này, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động giá cả, thị trường, nhất là với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, đảm bảo ổn định mặt bằng giá cả. Kiểm tra chặt chẽ các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá, các mặt hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, tránh việc điều chỉnh giá, tăng giá bất hợp lý. Với những mặt hàng có lộ trình tăng giá, cần xác định rõ mức độ, thời điểm thực hiện, tránh trùng các thời điểm có thể gây biến động lớn đến mặt bằng giá cả của nền kinh tế./.